Giãn cách xã hội, kết nối trái tim

Đăng lúc: 16:06:03 21/04/2020 (GMT+7)

Theo UNESCO, việc học nhằm 4 mục đích: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để chung sống.

Điều này có nghĩa đích cuối cùng của việc học phải giúp cho cuộc sống, cộng đồng xung quanh chúng ta tốt hơn. Đó chính là trách nhiệm công dân mà bất cứ nền giáo dục nào cũng phải hướng tới. Mùa dịch COVID-19, nhiều trường học đã có những phương pháp cũng như nội dung giảng dạy hướng đến mục tiêu này.

Cơ hội để học sinh khám phá

Dịch COVID-19 buộc nhiều trường chuyển qua đào tạo trực tuyến. Điều này đòi hỏi phải có phương pháp và cách thức giảng dạy phù hợp. Nhiều trường như Trường Hội nhập Quốc tế iSchool, Trường Song ngữ Quốc tế UK Academy, Trường Quốc tế Bắc Mỹ SNA… đã áp dụng mô hình "học tập phục vụ", học theo dự án khi triển khai đào tạo e-learning 100%.

TS Vũ Thị Phương Anh - Giám đốc Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục NHG, cho biết học sinh là trung tâm nhưng là một bản thể ý thức về những người khác, tôn trọng và phục vụ cộng đồng, đặc biệt ở độ tuổi phổ thông chú trọng nhất là cách học làm người.

"Dịch bệnh khiến các em không thể đến lớp được nhưng cũng là điều kiện tối ưu để triển khai mô hình service-learning, khi các em có thời gian và không gian để quan sát, khám phá, tìm tòi, phát hiện những vấn đề cần giải quyết chung quanh mình" - bà Phương Anh nói.

TS Vũ Thị Phương Anh nhận định điểm mạnh của phương pháp học online là sự tương tác, đồng hành mật thiết giữa thầy và trò, phụ huynh và nhà trường. Học sinh không chỉ phát triển về năng lực tư duy, trí tuệ mà còn được bồi đắp ý thức cộng đồng, năng lực giải quyết vấn đề, tinh thần phụng sự xã hội.

 
 
Current Time0:00
/
Duration3:29
 
 
 
 
Auto
 

UKA Bình Thạnh lan tỏa thông điệp đẩy lùi COVID-19 trong tập 7 Thiếu Niên Nói 

Học gắn với cộng đồng

Trong thời gian giãn cách xã hội và học trực tuyến, học sinh hệ thống giáo dục NHG đã "xắn tay" thực hiện nhiều dự án hướng đến xã hội và ứng dụng công nghệ sáng tạo như: làm clip song ngữ tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19, giới thiệu văn hóa truyền thống Việt Nam với bạn bè thế giới qua Skype, điều chế và phân phát nước rửa tay khô, khẩu trang, kêu gọi giải cứu nông sản qua mạng xã hội…

 

ThS. Huỳnh Văn Tiết - giám đốc Chương trình iSchool Nam Sài Gòn, cho biết mô hình service learning được tích hợp với phương pháp "học qua dự án". Học tập phục vụ cộng đồng là một phương pháp giảng dạy và học tập có sự kết hợp với các hoạt động phục vụ cộng đồng, thông qua sự hướng dẫn của người dạy và sự tự phản ánh của người học để từ đó người học có cơ hội trải nghiệm thực tế, rèn luyện bản thân và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

ThS. Huỳnh Văn Tiết nói thêm rằng, thực tế cho thấy giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện đổi mới nhiều mặt, giữa "học" và "hành", giữa lý thuyết và thực tiễn. Giáo dục ngày càng tăng cường các hoạt động nhằm giúp việc học kiến thức, lý thuyết của học sinh được thực hành, áp dụng ra ngoài thực tế, theo như phương châm giáo dục "học đi đôi với hành" trong Luật Giáo dục Việt Nam.

Giãn cách xã hội, kết nối trái tim - Ảnh 3.

iSchool Hà Tĩnh mở địa điểm bán dưa ủng hộ nông sản Việt đang gặp tình trạng rớt giá và nhận được sự ủng hộ của phụ huynh, các tổ chức tình nguyện.

Với phương thức dạy học qua dự án, iSchool Quảng Trị đã thực hiện nhiều dự án học tập: "Hình tượng người phụ nữ Việt Nam - từ trang sách đến cuộc đời", "Trải nghiệm và làm văn thuyết minh về các loài cây", "Giới thiệu Văn học dân gian Quảng Trị qua kết nối Skype với Yên Bái", "Giới thiệu vẻ đẹp văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam với bạn bè thế giới qua ứng dụng Skype" (kết nối với 37 lớp học - nhà giáo dục thuộc 18 quốc gia trên thế giới), dự án "Ô nhiễm trắng - thực trạng và giải pháp"…

Ứng dụng phương pháp học này vào thực tế, Phan Nguyễn An Bình - học sinh lớp 4A1, iSchool Hà Tĩnh đã làm video bằng hai ngôn ngữ để để tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong khi đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh lớp 10 iSchool Hà Tĩnh đã điều chế thành công nước rửa tay khô Nano bạc theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

"Thông qua các hoạt động học tập, học sinh biết cách áp dụng những kiến thức từ các môn học để giải quyết những tình huống, vấn đề cụ thể trong thực tế tại địa phương, cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó, học sinh có cơ hội phát triển toàn diện các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư suy sáng tạo…" ThS. Huỳnh Văn Tiết chia sẻ.

3 yếu tố của mô hình service-learning

Theo TS Vũ Thị Phương Anh, 3 yếu tố thể hiện mô hình service-learning bao gồm: hướng đến mục tiêu giáo dục, phương pháp học tập dựa vào trải nghiệm thực tế, trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề, ứng phó với rủi ro và phục vụ được cộng đồng mà trong đó, gia đình, bạn bè hay những tương tác giữa con người với con người cũng thuộc một cộng đồng.

Tiếp đó, điều kiện để triển khai bao gồm sự cộng tác, kết hợp của 4 đối tượng: nhà trường, giáo viên, học sinh - sinh viên và cộng đồng tiếp nhận.

 

 
 
ĐỨC PHONG